Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Bong gân - Bản chất và phương pháp điều trị

Anh em chơi những môn thể thao vận động mạnh như đá cầu rất dễ dẫn đến bong gân, một chấn thương thường gặp 

Vậy bong gân là gì? Hiều được bản chất chúng ta sẽ có pháp đồ điều trị đúng để có thể nhanh chóng phục hồi, tiếp tục chơi cầu thỏa mãn đam mê 

Thông tin trên mạng thì có nhiều, mình sưu tầm và tổng hợp đây cho ace tham khảo. Bài này lấy nguồn từ www.bacsinamanh.com là website của bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và chấn thương thể thao:


Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Bong gân không liên quan gì đến các gân là thành phần cuối cùng của cơ để chuyển sức mạnh của cơ thành hoạt động của chân hay tay. Sở dĩ phải dài dòng vì nhiều khi bệnh nhân được bác sĩ giải thích bị tổn thương gân vùng tứ chi là hay nghĩ đến bong gân hay ngược lại nghĩ bong gân là tổn thương các gân như gân gấp các ngón tay …

Bong gân có thể ở nhiều mức độ khác nhau như từ nhẹ chỉ là tổn thương một vài bó sợi hay giãn dây chằng mà không làm đứt dây chằng. Nặng hơn, dây chằng có thể bị đứt một phần, phần còn lại vẫn còn nguyên nhưng cũng đủ để làm lỏng lẻo khớp nếu không điều trị đúng. Và nặng nhất là tình trạng đứt hoàn toàn dây chằng làm khớp lỏng lẻo.

Khi bị bong gân, sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân. Các bạch cầu sẽ được huy động đến để dọn dẹp vùng chấn thương đồng thời mô xơ sẽ được huy động đến để hàn gắn vùng dây chằng bị hư. Chúng ta có thể tưởng tượng những gì xảy ra sau bong gân giống như một đoạn đường bị hư, khi đó công nhân sẽ đem máy móc tới, lấy hết phần đường hư, trải đá và nhựa đường để con đường đẹp như xưa.

Nhưng sự đời phàm cái gì tốt thì cũng có mặt xấu. Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Khi đó, vùng bong gân trở thành một bãi chiến trường vì có sự đánh nhau giữa bạch cầu và các phần tử hư hại sau chấn thương. Nạn nhân sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn. Khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi. Hậu quả là nhiều khi bong gân cổ chân mà phải đến gần sáu tháng mới về bình thường.


Hiểu được cơ chế bệnh lý sau bong gân nên các bác sĩ chỉnh hình đã nghĩ ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bong gân. Đó chính là phương pháp “hạt gạo”. Đây là dịch từ chữ RICE. Chữ này là chữ viết tắt của 4 chữ Rest là nghỉ ngơiIce là chườm lạnhCompression là băng ép và Elevation là nâng cao chi bị bong gân.

Sau khi bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh.

Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá. Chỉ nên hơi căng nhẹ cuộc băng thun, băng theo kiểu lợp ngói nghĩa là lớp băng sau chồng lên 2/3 lớp băng trước. Băng từ ngọn chi đến qua khớp bị bong gân. Ví dụ bong gân gối nên băng từ bàn chân lên qua gối tới đùi. Nếu bị cổ chân ( đây là nơi hay bị bong gân nhất) thì băng từ bàn chân qua cổ chân lên tới cẳng chân.

Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông ( khung chậu). Nếu tay thì treo tay vào cổ hay nếu nằm thì tay để trên bụng. hạn chế đi lại chạy nhảy nếu bị bong gân vùng chân nếu không sẽ làm máu dồn xuống chân làm sưng chân. Nên tư vấn bác sĩ chỉnh hình để dùng thuốc giảm đau, giảm sưng. Nếu bong gân độ 3 có thể phải phẫu thuật nối dây chằng tùy vào dây chằng nào bị và thời gian bị.

Phương pháp “hạt gạo” nếu áp dụng sớm sẽ làm giảm biến chứng do bong gân, giúp khớp hồi phục nhanh.Phương pháp này đơn giản, ít tốn tiền mà lại hiệu quả. Mong rằng bạn đọc chú ý áp dụng trước khi chờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.


Chúc ace luôn mạnh khỏe, chơi cầu vô tư và không dính chấn thương 

Chấn thương khớp gối, phòng chống và điều trị

Chơi đá cầu rất dễ bị đau khớp gối và chính mình là nạn nhân. Khi tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng chống và chữa trị, mình xin tổng hợp hai bài viết sưu tầm sau đây. Mong được bổ sung kinh nghiệm thực tế của các VĐV đá cầu để chúng ta lại được đá cầu tiếp, an toàn.

Bài 1: (Sưu tầm từ nguồn Sức khỏe và Đời sống, ykhoanet.com)
Lỏng khớp gối - chấn thương thường gặp trong thể thao



Ronaldo từng được phẫu thuật chữa lỏng khớp gối.
Một số người bị chấn thương nhưng xương không gãy, gối sưng một chút rồi xẹp, không đau, hình X-quang bình thường. Tuy nhiên, khi đến bác sĩ, họ lại được chỉ định mổ tái tạo dây chằng để chữa lỏng gối - yếu tố gây thoái hóa khớp không thể phục hồi.

Lỏng gối nói dễ hiểu là khớp gối bị lỏng. Tùy theo cuộc sống và sinh hoạt của từng cá nhân, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất trên chân bị lỏng gối:

- Có cảm giác chân yếu khi đi lại.

- Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị lỏng gối.

- Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường banh đi không còn chính xác, bị chệch hướng.

- Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.

- Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ... Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh.

- Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.

- Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ. Dấu hiệu này thường gặp ở những người ít hoạt động thể lực như phái nữ, nhân viên văn phòng, học sinh...

Khớp gối chắc chắn là nhờ cấu trúc xương ôm khít vào nhau, được bao bọc bởi bao khớp, cơ bắp ở phía trước, phía sau và dây chằng hai bên. Đặc biệt, ở giữa khớp có hai dây chằng nối hai đầu xương khiến chúng giữ chặt với nhau ở ngay trung tâm khớp. Hai dây chằng này gọi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng nhất giúp cho khớp gối chắc chắn.

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Tuy nhiên, nhờ có sức cơ đùi bù đắp trong thời gian đầu sau chấn thương nên người bệnh chưa cảm nhận được. Cho đến khi cơ đùi bị teo nghĩa là cơ đùi suy yếu dần, không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện. Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng. Kết quả là thời gian phục hồi vận động khớp gối kéo dài khoảng trên 6 tháng. Khuynh hướng hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo. Điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn.

Cách đây vài chục năm, khi chưa hiểu nhiều về chức năng của các dây chằng trong khớp gối, nhiều bác sĩ chỉnh hình đã chủ trương điều trị nội khoa cho bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước. Hiện nay, sau họ nhận thấy chấn thương làm đứt dây này chắc chắn sẽ dẫn đến lỏng gối. Với các vận động viên chuyên nghiệp, sự lỏng gối làm giảm phong độ thi đấu của họ rất nhiều. Họ khó thực hiện các động tác chạy, nhảy, đứng trụ, sút bóng, giữ thăng bằng khi xoay người, ngừng đột ngột hay chạm đất. Phẫu thuật sẽ giúp phục hồi lại chức năng khớp gối bị lỏng và giúp nhiều vận động viên trở lại đỉnh cao trước đây. Ví dụ điển hình là cầu thủ bóng đá Ronaldo (Brazin) từng bị chấn thương khớp gối và được mổ tái tạo dây chằng chéo trước 2 lần ở Pháp. Lần thứ nhất trước giải vô địch thế giới 1998 ở Pháp, anh ra sân sau mổ chỉ có 3 tháng dù bác sĩ đã khuyến cáo là không nên. Trận chung kết với Pháp, Brazin thất bại và Ronaldo phải nhập viện để mổ lại vì mảnh ghép bị đứt do vận động quá sớm. Rút kinh nghiệm, trong lần sau, Ronaldo đã dành đến hai năm để phục hồi và luyện tập theo đúng sự hướng dẫn của các bác sĩ chỉnh hình, và anh đã thi đấu thành công tại Mondial 2002 ở Hàn Quốc.

Sau phẫu thuật, người bệnh đi với 2 nạng chạm đất, có cảm giác đau trong 7-10 ngày. Sau đó, có thể tập bỏ nạng từ từ. Thường là sau 2-3 tuần, người bệnh có thể đi lại không cần nạng. Các bài tập vật lý trị liệu được bắt đầu ngay ngày thứ hai sau mổ, giúp ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ đùi, cứng khớp; giúp sự tuần hoàn lưu thông tốt nên sẹo mổ mau lành hơn. Bệnh nhân sẽ tập luyện cho đến khi có cảm giác bình thường với các động tác đi lại bình thường. Thời gian trung bình của giai đoạn này là 3 tháng.

Kế đến là tập luyện nhẹ lại các bài tập thể lực. Cường độ và thời gian vận động sẽ tăng dần cho đến khi phục hồi hoàn toàn các động tác chạy nhảy. Giai đoạn này trung bình cũng mất khoảng 3 tháng. Bước thứ 3 là tăng cường các bài tập thể lực nặng hơn để phục hồi hoàn toàn phong độ cũ. Lúc này thời gian nhanh hay chậm thường phụ thuộc vào ý chí của người bệnh (thường là 3-6 tháng). Như vậy, vận động viên sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cần ít nhất 9-12 tháng mới được phép thi đấu trở lại.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bài 2: (Sưu tầm từ nguồn Sức khỏe và Đời sống)
Đề phòng tổn thương khớp gối

Đầu gối rất dễ bị chấn thương vì phải chịu sức nặng cơ thể trong khi lao động, chạy nhảy, đi lại. Động tác chủ yếu của khớp gối là gập và duỗi, còn cử động sang bên hoặc quay thì rất hạn chế. Vì vậy khớp gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay từ phía trước hoặc do vặn xoay. Tuy nhiên nếu biết bảo vệ, bạn sẽ có khớp gối chắc khỏe và giữ được vẻ đẹp của hai đầu gối.


Bảo vệ khớp gối

Tổn thương hay gặp ở khớp gối

Đau đầu gối: sau một chấn thương đầu gối bạn bị đau. Có khi người bệnh mô tả là đau buốt "đến tận tim", hay đau "điếng người". Dĩ nhiên là bạn phải xoa dầu và uống thuốc mới mong khỏi được sớm.

Lỏng khớp gối: là một chấn thương hay gặp trong thể thao, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Nhưng lúc mới chấn thương, do cơ đùi hỗ trợ nên bạn chưa cảm nhận được bị lỏng gối. Thời gian sau cơ đùi bị teo không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy chân bị yếu khi đi lại, khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị bệnh, đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ bị trẹo gối, cảm giác bất thường khi lên xuống cầu thang, khó điều khiển chân mình như ý muốn.

Trật khớp gối: nếu chấn thương mạnh bạn có thể bị trật khớp gối với các biểu hiện đau, không cử động được khớp gối, biến dạng khớp gối. Tổn thương có thể làm gãy xương, vỡ sụn, rách bao hoạt dịch, đứt rách dây chằng... Khi đó bạn phải điều trị tại bệnh viện bằng cách nắn chỉnh, phẫu thuật phục hồi khớp và dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

Viêm khớp: có thể do các nguyên nhân chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn gây ra. Khớp gối bị sưng, nóng, đỏ đau, hạn chế vận động. Tùy nguyên nhân mà bạn phải điều trị bằng thuốc chống viêm, kháng sinh...

Thoái hóa khớp gối: là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết... Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người. Ba triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp gối là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động. Điều trị cần dùng các loại thuốc: giảm đau, chống viêm; bổ sung chất nhày cho khớp; thuốc tăng dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin; các thuốc bôi, xoa ngoài; các thuốc bổ gân, xương
Chăm sóc đầu gối
Đầu gối quan trọng đối với sức khỏe và cả thẩm mĩ nên chúng ta cần phải biết cách chăm sóc để bảo vệ "sức khỏe" và vẻ đẹp cho đầu gối. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những "bí quyết" sau đây:

Do đầu gối chỉ được che phủ bằng một lớp da, thiếu sự bảo vệ của bắp cơ và mỡ, nên không được cung cấp đầy đủ nhiệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá của mùa đông. Vì vậy chúng ta cần giữ ấm cho đầu gối bằng cách mặc quần dài với chất liệu vải thun hay cotton dày, đi giầy tất để thường xuyên giữ ấm chân và đầu gối.

Để phòng tránh khớp gối bị xơ cứng, bạn cần thường xuyên tập cử động bằng các động tác như đứng lên, ngồi xuống, xoay tròn khớp gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để đầu gối được tưới máu nuôi dưỡng đầy đủ, dịch khớp tiết đều đặn, giúp mọi hoạt động được nhịp nhàng. Buổi tối trước khi ngủ bạn có thể tập động tác duỗi gấp gối bằng cách ngồi tựa lưng ghế, kê một cái gối mềm cao chừng 10 - 15cm dưới khoeo chân, tập duỗi thẳng chân rồi lại hạ cẳng chân xuống ở tư thế vuông góc với đùi từ 15 - 20 lần.

Trước khi luyện tập thể dục thể thao hay tập quân sự, bạn nhất thiết phải tập khởi động toàn thân và khớp gối để khi vận động cơ thể nói chung và khớp gối nói riêng được trơn tru, thuận lợi. Bạn không nên đá chân cao một cách đột ngột để tránh tổn thương khớp gối. Trong tập luyện một số môn thể thao dễ gây chấn thương, bạn nên bó khớp gối bằng băng thun để bảo vệ.

Bạn cũng nên tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: tránh ngồi gác chéo chân; bỏ thói quen ngồi xổm vì gập gối quá mức tạo lực ép rất lớn lên mặt sụn khớp và sụn bánh chè, mặt sụn dễ mòn, dập, sẽ thoái hóa sớm. Động tác quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp cũng gây hại khớp gối nặng hơn ngồi xổm. Khuân vật nặng hay đứng lâu, khớp gối chịu lực không thẳng trục gây đau vùng trước gối và làm cho khớp gối nhanh bị thoái hóa.

Bạn chỉ nên đi giầy dép có đế rộng, độ cao vừa phải, khoảng 3cm. Nếu đi giầy dép cao gót sẽ tăng áp lực lên khớp gối. Tránh thừa cân, vì thừa 1kg thì khớp gối phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần. Nếu bạn bị dị dạng chi dưới như chân chữ O, chữ X cũng cần phẫu thuật chỉnh hình cho trục đầu gối được thẳng.

Khớp gối được tạo thành bởi 3 xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Giữa mặt khớp lồi cầu đùi - mâm chày có cấu trúc sụn gọi là sụn chêm. Sụn chêm nằm chêm giữa mặt sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày có tác dụng giảm sóc khi sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc khi vận động và giữ cho khớp gối được vững vàng. Hệ thống dây chằng bên trong, bên ngoài và hai dây chằng chéo trước và chéo sau nhằm giữ cho khớp gối vững chắc. Dây chằng chéo trước có tác dụng chính là giữ không cho mâm chày trượt ra trước và dây chằng chéo sau giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau. Dây chằng bên ngoài giúp gối không bị vẹo trong, dây chằng bên trong giúp cho gối không bị vẹo ra ngoài. Toàn bộ khớp gối được bao bọc bởi một lớp màng hoạt dịch có tác dụng tiết ra dịch khớp để bôi trơn trong quá trình vận động.


Nào ta cùng Khởi Động trước khi ... lâm trận

Phần 1: giới thiệu

2 chữ Chấn Thương là nỗi khiếp sợ của vận động viên chuyên nghiệp lẫn người chơi nghiệp dư. Vậy làm sao để hạn chế chấn thương khi chơi thể thao, đồng thời tăng cường khả năng vận động, nâng cao hiệu quả khi thi đấu? Có một câu trả lời rất đơn giản: Khởi động.

Ưu điểm :

- Hạn chế chấn thương cho cơ bắp, xương, gân, khớp nhờ vào việc:

+ Tăng cường chất nhờn, tạo sự trơn tru ... cho các khớp.

+ Làm nóng cơ bắp, ấm cơ thể, sẵn sàng cho hoạt động nhanh mạnh khi thi đấu chính thức, tránh bị chuột rút (vọp bẻ).

- Tăng cường sức bền khi thi đấu chính thức.

- Tăng cường sự linh hoạt.

- Tác động tích cực tới tâm lý thi đấu.

Nhược điểm:

- Đang máu vào đá ngay lại phải dành vài phút để khởi động 

Thực hiện

Chúng ta thường thấy các cầu thủ bóng đá được thay vào sân chỉ vặn người, ngoáy chân tay rồi nhảy tưng tưng ở đường pit mấy cái là vào đá luôn. Nhưng thực ra trước đó họ đã khởi động rất kỹ mới có thể thi đấu tốt được. Đừng chủ quan nhé. Hãy làm một cách có trách nhiệm các động tác khởi động nhé.

- Di chuyển ngang kết hợp vặn hông.

- Chạy nâng cao gối, chạy đá cao gót, chạy gia tốc lớn...

- Nhảy cao tại chỗ.

- Ép dẻo các khớp vai, tay, hông, háng, gối, cổ chân.

- Làm quen với cầu.
...

Trình tự khởi động và động tác như thế nào cho đúng xin được chờ các cao thủ vào hướng dẫn.


Phần 2: hình ảnh về các động tác khởi động (đang được thực hiện cùng những người mẫu chuyên nghiệp  )

Tâm lý thi đấu

Một nhân tố rất quan trọng, theo cá nhân tôi là đến 30%, quyết định khả năng thắng bại trong một trận so tài đó là tâm lý thi đấu.

Một VDV dù có kỹ thuật cá nhân điêu luyện, với đủ các đòn tấn công uy lực, khả năng phòng thủ tốt khi tập luyện... nhưng nếu không được rèn luyện tốt về tâm lý thi đấu, khi đứng trước những trận so tài mang tính chất quyết định hoặc dưới sức ép của khán giả sẽ dễ dàng đi mất đi những phẩm chất kỹ thuật vốn có.

Ngược lại, một cầu thủ, chỉ với một vài đòn ngón cơ bản nhưng nếu có được sự tự tin và tâm lý thi đấu tốt, ngay cả trước trận đấu được đánh giá là "cửa dưới" cũng có thể giành chiến thắng.


(Các hình ảnh sau chỉ mang tính minh họa)

Cu Huy lần này thi đấu khác hẳn so với giải Tứ Hùng được tổ chức trước đó, mặc dù trong giải đó người đá cặp với Quốc Anh là Phi chứ không phải là Phong con như ở giải Ninh Hiệp này:

Chọn và bảo quản giày đá cầu như thế nào?

Bên cạnh các yếu tố kỹ chiến thuật và tâm lý, một yếu tố khác cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thi đấu là giày. Nhiều bạn mới tập cầu thường chỉ muốn làm thế nào để tập thành công quả quét, vít, santo… mà quên mất rằng điều đầu tiên khi nhập môn là có một đôi giày phù hợp.

Vậy nên chọn giày như thế nào cho phù hợp? Mời các cao thủ chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn giày cho phù hợp.



Theo hiểu biết của bản thân thì có một số loại giày đã được sử dụng:

Ngày xưa: Giày… da (Chân đất)

Ngày hơi xưa (thế kỷ 20): Giày bata.

Thập kỷ 80 của thể kỷ trước: Giày bata có dán thêm miếng da trên mặt để bắt cầu tốt hơn

Thập kỷ 90: Giày đá cầu bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Ở Hà nội khi đó có hai “nhà cung cấp” giày cho dân đá cầu: Một ở phố Hàng Điếu và một ở cuối phố Thụy Khuê (quen gọi là giày Bưởi), do đó cũng sinh ra hai trường phái khác nhau.

- Giày Hàng Điếu: Được đóng theo form hẹp bề ngang, mũi thuôn và dài, khả năng tấn công tốt nhưng bắt cầu kém. Trừ giày được làm theo đặt hàng riêng thì giày Hàng Điếu sử dụng chất da không tốt bằng giày Bưởi. Dòng này hiện đã tuyệt chủng.
- Giày Bưởi: Đóng theo form rộng bề ngang, hình dáng khá giống mỏ vịt tạo bề mặt rộng, mạnh về bắt cầu.

Hiện nay: Ở Hà nội chỉ còn mỗi Bưởi là nhà cung cấp giày cho dân đá cầu. Hiện nay có thêm một dòng giày được làm ở TP HCM, đã được một số anh em ở Hà nội dùng thử.

Vậy câu hỏi được các anh em mới tham gia đá cầu là:
- Chọn loại giày nào?
- Chiều dài phần thừa ở đầu mũi giày nên chọn như thế nào?
- Nên sử dụng loại tất nào để phù hợp với giày khi đá cầu?
- Bảo quản giày như thế nào?

Mời các bạn cùng thảo luận

Kỹ thuật chơi đầu


Trong đá cầu đỉnh cao hiện đại, việc đánh đầu hoặc đỡ cầu bằng đầu hầu như không có đất để tồn tại. Tuy nhiên trong đá cầu phủi thì nó vẫn còn chỗ đứng nhất định. Chúng ta cũng tìm hiểu thêm về kỹ thuật chơi đầu.

Đỡ cầu:
- Vì đỡ cầu bằng đầu là khi quả cầu bay đến người ở tầm cao và thường là bay qua đầu nên cần phải có quyết định dứt khoát ngay là dùng đầu đỡ cầu hay quay người dùng chân đón cầu. Nhiều bạn mới chơi cầu do cố gắng lùi để đỡ đầu dẫn đến hoặc là đỡ hụt cầu, hoặc khi đỡ được quả cầu thì mất đà ngã ra phía sau (dân gian gọi là bị cầu đè). Nguyên tắc cơ bản nhất khi đỡ đầu là điểm tiếp xúc cầu phải nằm ở phần giữa của trán, ở vị trí sát với chân tóc.

- Nếu điểm tiếp cầu cao hơn đường chân tóc, khả năng quả cầu sẽ bị trượt ra phía sau hoặc rơi sát vào người làm cầu thủ rất khó xử lý.

- Nếu điểm tiếp cầu thấp hơn, quả cầu sẽ bị tụt xuống đất rất nhanh dễ làm ta khó khăn trong việc xử lý.

Tấn công:

Đối với đá cầu ở trình độ trung bình thì đánh đầu luôn là một lối chơi cực kỳ khó chịu cho đối thủ bên kia lưới vì đường cầu hiểm, khó lường. Tuy nhiên để có thể tấn công hiệu quả bằng đánh đầu thì khả năng chuyền cầu của đồng đội là hết sức quan trọng, nếu đường chuyền cầu không tốt thì khả năng mất điểm khá cao. Đôi khi một đấu thủ tấn công cũng biến đổi từ quả vít cầu sang thành đánh đầu để tạo ra sự đột biến.

Đánh đầu về cơ bản có 2 dạng chính:

- Đánh đầu: Giống như chơi đá bóng, dùng đầu để đưa quả cầu sang sân đối phương.

- Đánh tóc: Điểm tiếp xúc cầu là tóc của đấu thủ, sử dụng độ mềm dẻo của tóc để tạo lực vẩy đưa cầu sang sân đối phương. Cách này yêu cầu đấu thủ phải có mái tóc phía trước trán dài ít nhất khoảng 5cm và một cái cổ thật khỏe để có thể tạo ra những cú gật, lắc có uy lực. Trong khoảng thời gian đầu những năm 2000 cũng có một số đấu thủ sử dụng đánh đầu khi thi đấu và tạo được rất nhiều khó khăn cho đối phương, bên cạnh những quả đánh đầu "cắm sông" thường gặp thì còn có những quả đánh đầu đưa cầu đến tận cuối sân, thậm chí đi hết chiều dài của sân!!! Đây là điều mà đánh đầu bình thường không thể làm được.

Santo - vẻ đẹp của sức mạnh và hoa mỹ

Santo có nghĩa là nhảy lộn. Nếu nói về đẹp thì chắc hẳn nhiều người đồng ý với tôi rằng santo là một đòn tấn công vô cùng đẹp mắt và ngoạn mục. Trong những trận đấu quốc tế có sự tham gia của các vận động viên Thái Lan, Lào... chúng ta hay có cơ hội xem những pha tấn công vừa đẹp và uy lực này. Động tác này có lẽ xuất phát từ môn cầu mây và khi đá cầu bắt đầu phát triển, một số vận động viên cầu mây được chuyển qua tập đá cầu và kéo theo đó là đòn tấn công đặc trưng của cầu mây.
Mặc dù trong các tài liệu hướng dẫn đá cầu chưa thấy đề cập đến nhưng hẳn rất nhiều người đá cầu đều biết đến chiêu thức này, tuy nhiên số người thực hiện được nó lại rất ít bởi đòi hỏi người luyện tập phải có sức khỏe tốt, có tố chất và kiên trì.
Trong làng cầu Việt Nam vận động viên Hoàng Phúc đã từng là một trong những người có khả năng thực hiện santo rất tròn và đẹp mắt (nghe thiên hạ đồn và chỉ được xem qua ảnh chứ iem chưa có cơ hội dc xem tận mắt).
Hiện nay, nhiều anh em trẻ cũng đang say mê tập luyện và thi triển khá tốt đòn santo này.

Đặc điểm:

- Chân giậm nhảy đồng thời là chân tiếp cầu và chân tiếp đất.

- Đòi hỏi rất lớn đối với sức bật, lực vặn của cơ hông và lực quán tính của chân.

- Hướng tấn công theo hướng như vít xuôi.


Ưu điểm:

- Đẹp, phải nói là rất đẹp;

- Uy lực.


Nhược điểm:

- Đòi hỏi cao độ của cầu phải thích hợp;

- hướng cầu chân phương, khó tạo (chứ ko có nghĩa là ko thể) được sự linh hoạt khi sử dụng (lái cầu, chuyển đòn khác...)

- tốn sức khi thực hiện.


Phân loại:

- Santo Xoắn quẩy: thân người khi thực hiện nằm gần như song song với mặt đất.

- Santo thực sự: giống như nhảy lộn ngược 1 vòng, mặt phẳng chuyển động lộn của thân người khi thực hiện gần như vuông góc với mặt đất.

Phát cầu


Phát cầu là động tác đầu tiên và cơ bản nhất trong đá cầu lưới, mục đích chính là đưa cầu sang sân đối phương để bắt đầu trận đấu.

Trong thi đấu với luật mới thì quả phát cầu ít có cơ hội ghi điểm trực tiếp hơn nhưng nó vẫn có tầm quan trọng rất lớn, giúp hạn chế tối đa khả năng tấn công của đối phương.

Động tác phát cầu chủ yếu có hai kiểu, tạm gọi là phát thẳng và phát cầu ngang.

1. Phát cầu thẳng:
Tung cầu lên phía trước mặt, chân vung ra đá quả cầu sang sân đối phương. Khi thực hiện động tác này, chân trụ giữ vững, chân kia giơ lên với phần đùi chếch 45 độ về phía trước, đầu gối gập khoảng 90 độ, bàn chân duỗi thẳng và hơi thả lỏng để chờ cầu. Điểm tiếp cầu ở độ cao ngang đầu gối chân trụ, khi tiếp cầu thì gần như không sử dụng lực từ cơ đùi mà chủ yếu dùng lực vung cẳng chân và độ vẩy vừa phải của bàn chân để đưa cầu sang lưới. Động tác đá là vung cẳng chân đến tầm duỗi thẳng chân tạo góc 45 độ về phía trước, giống như "sút" quả cầu về phía trước với góc khoảng 20 độ so với phương ngang.

Nhiều bạn mới đá cầu thì thường vung toàn bộ cả đùi và cẳng chân để đá, như vậy thường làm quả cầu đi bổng và không có độ căng như động tác kể trên, đồng thời nhìn cũng xấu hơn. 

2. Phát cầu ngang:
Gần giống như quả đá vô lê trong bóng đá hoặc quả phát cầu trong cầu mây. Tung cầu cao ở phía ngang người, vung chân đá vô lê đưa cầu sang sân bên kia.


Đặc điểm:

Phát cầu thẳng có vẻ đơn giản, dễ thực hiện hơn nhưng hiệu quả rất cao vì khả năng điều chỉnh hướng cầu tốt hơn, tư thế phát cầu "kín", đối phương khó đoán trước được. Thực tế nhiều cao thủ chơi cầu phủi (cầu nhựa) vẫn sử dụng lối phát cầu kiểu này. Tuy nhiên khi đá bằng cầu thi đấu thì cách này không hiệu quả vì không tạo được đường cầu căng.

Phát cầu ngang đẹp mắt hơn, điểm tiếp cầu ở trên cao, đường cầu nhanh và mạnh. Tuy nhiên khả năng điều chỉnh hướng cầu kém hơn, khá "hở" vì khi vung chân lên đối phương đã có thể đoán biết được hướng cầu. Thường được dùng nhiều khi đá bằng cầu thi đấu.


Tập luyện (Cái này học mót được trên tuyển):

Căng thêm một lưới nữa ở phía trên lưới của sân sao cho chỉ để một khoảng hở <30cm giữa hai tấm lưới. Tập phát cầu sao cho quả cầu đi qua khe hở giữa hai tấm lưới sang sân bên kia. Mục đích là để tập quả phát cầu không đi quá bổng.

Phía bên kia sân có thể đặt một chiếc rổ hoặc một vật có kích thước khoảng 30x30cm hoặc nhỏ hơn ở vị trí bất kỳ làm mục tiêu và tập phát cầu sao cho quả cầu qua lưới rơi đúng mục tiêu. Di chuyển mục tiêu đến các vị trí khác nhau trên sân để tập cho nhuần nhuyễn.

Giãn dây chằng đầu gối - Cách điều trị


Trong đá cầu thi đấu, thì việc bị chấn thường rất dễ xảy ra, nhẹ thì nghỉ mất vài ngày, nặng thì mất vài tháng trời mới hồi phục được. Một trong những chấn thương mà anh em đá cầu hay gặp phải là Giãn/đứt dây chằng đầu gối, khiến cho bao nhiêu cao thủ phải ngậm ngùi...

Bài viết này tôi sưu tầm được, chia sẻ cùng với anh em, mong rằng mọi người có thêm những thông tin cách điều trị loại chấn thương này.

Nguồn: http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-...-dieu-tri.aspx



Đầu gối một khi chấn thương sẽ rất có thể xảy ra hai loại tổn thương sau:

- Dãn hoặc đứt dây chằng: đầu gối có đến hai ba loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.. Dấu hiệu của việc đứt hoặc dãn dây chằng này là đau, sau đó khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Mức độ lỏng tùy theo độ nặng nhẹ của chấn thương.

- Rạn hoặc rách sụn chêm đầu gồi: sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày cũng như ổ khớp gối. Lúc bình thường, mặt lớp sụn chêm này nhẵn, lại có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà ma sát mạnh vào nhau gây đau.

Hai chấn thương này là chuyện cơm bữa của các vận động viên, nhất là cầu thủ bóng đá.

Để chẩn trị cho chính xác thì trước hết cần chụp X-quang xem xương có rạn nứt gì không. Sau đó thì chỉ có cách chụp cộng hưởng từ (mất VND1.5M/lần) mới có thể nhìn được xem mức độ dãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm. Nếu mức độ nhỏ, tuổi còn trẻ, thường sẽ chỉ tiêm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu nghiêm trọng, sẽ có chỉ định mổ (nội soi) để gắp hết những miếng sụn rách vụn ra, hoặc nối lại dây chằng bị đứt.

Quan trọng là phải đi khám chuyên khoa ngay để có phác đồ điều trị chính xác. Để lâu có thể dẫn đến thoái hóa khớp, khó chữa hơn rất nhiều.

Lưu ý: Khi bị chấn thương về dây chằng (dân gian gọi là bong gân), TUYỆT ĐỐI không nên dùng các loại cao chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat hay Perskidol. Hai loại này chỉ tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ, còn nếu bong gân, căng cơ mà dùng thì chỉ làm sưng hơn và tình hình xấu hơn, vì khi làm nóng, dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường (nóng nở ra, lạnh co lại mà). Chườm đá lạnh ngay trong trường hợp này là chính xác.

Trường hợp dãn dây chằng nhẹ thì để đó sẽ tự hồi phục sau hai tháng nhưng mà nguy cơ tái lại rất cao nếu ko có tập luyện phục hồi đúng cách, và đặc biệt phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và ko co về trạng thái cũ được. Theo chúng tôi, bạn nên khám và điều trị đúng cách, có thể vào Bệnh viện Bạch Mai, khoa cơ xương khớp hoặc Cơ xương khớp Việt Đức. Những chấn thương kéo dài như thế này sẽ cần được khám, hội chẩn và có phác đồ điều trị một cách cẩn thận.

Hỏi kĩ thuật về santo

Chào bạn!
Thực ra thể trạng không liên quan nhiều đến kỹ thuật cầu nói chung và santo nói riêng (Trừ khi quá mộng năng ). Quan trọng là tập đúng cách và dám liều. Theo như bạn nói thì có thể hình dung bạn tập cầu tĩnh trước đúng không?
Đây là cách tập hoàn toàn hợp lý (mình cũng tập vậy) Còn theo kinh nghiệm tập tô của m thì xin chia sẻ thêm với bạn vài điều.

Tập cầu tĩnh trước mới tập thì để cầu đến khoảng ngang vai rồi tập, sau khi đã làm được độngtác thì nâng dần độ cao lên, Đến khoảng 1 sải tay trên không là đạt. Và bắt đầu chuyển sang luyện cầu di động

Khi thực hiện động tác thì chú ý dùng cả lực của eo và mông ( Vặn đồng thời hai điểm đó thì mới đạt hiệu quả ). Theo như bạn tả có thể bạn đang ở bước đầu tập luyện nên bị khom vùng bụng và bó người là do lực vặn của mông chưa bằng lực của eo nên phần eo sẽ bị cản trở dẫn tới bị gò bó, động tác thực hiện được nh kho thoát.

Đừng để lẫn santo với động tác xoắn cầu (cách gọi miền bắc ). Hai động tác này độc lập và nếu áp dụng lực xoắn để tập san tô thì gần như không thể làm được. Nói cách khác cần gạt ra khỏi đầu động tác xoắn để tập santo từ số 0 sẽ nhanh hơn.

Ai khi tập santo thì hầu hết đều đau vùng háng ( đôi khi là gót chân ) do độ mở của hai chân khi làm động tác ở tốc độ cao gây ra, đó là phổ biến, chúng ta cần tiếp tục tập luyện để các bó cơ quen với động tác, khi cơ thể thích nghi được lập tức sẽ hết đau và dẻo hơn.

Một điều nữa tuy nhỏ nh rất quan trọng đó là tập santo cần kiên trì, kho chủ quan. Kể cả khi đã thực hiện được động tác rồi nhưng ban đầu nếu không tập lại mỗi ngày thì sẽ bị rát cầu, không tìm được điểm vào cầu thậm chí là mất động tác.

Đó là vài chú ý rút ra từ kinh nghiệm bản thân mình khi tập santo. Chúc bạn sớm thành công. (ĐỘng tác santo ngang )

Thân!

Chủ đề: Luận về phong cách và lối đá trên sân phủ

Đá cầu cũng như võ thuật, mỗi khi ra đòn thường thể hiện thái độ của người ra đòn... Và chính điều đó góp phần tạo nên phong cách thi đấu của mỗi người. Có những người mặt hằm hàm hổ báo, ra đòn đầy kình lực mang sát khí nặng nề khiến đối phương khiếp sợ mà chùn chân bắt miss... Nhưng có những người phong thái ung dung điểm tĩnh nét mặt không biểu lộ cảm xúc, thủ lặng như tờ uyển chuyển như nước, công thì ảo như lá vàng rơi không biết đâu mà lần... một cái chết nhẹ tựa lông hồng, chỉ khi cầu rớt xuống sân mới biết bác dương thôi đã thôi rồi a đòn đầy kình lực, phản xạ nhanh như Tâm Con nhiều quả thủ không kịp.


Còn với bạn? bạn thích phong cách trường phái nào? hiện bạn đá theo trường phái nào? bạn đã gặp phải đối thủ nào có lối đá khiến bạn ấn tượng chưa?

Khởi nguồn sự đam mê - đá cầu học đường


Khởi nguồn sự đam mê - đá cầu học đường

xin chào các ae trong 4rum , mình là 1 newbies mới trong 4rum nên viết 1 topic này để jao lưu!
mình là học sinh khối 10 trường TNH , ngay cv 23/9 í ^^ , theo như 1 số clip ( hầu như đa số) mình coi thì mình thấy cầu lưới 9 tông hình như hơi ít skill về kỹ thuật so vs cầu lưới học đường thì fải ( ý kiến riêng m` thôi nha ^^) , chủ yếu là skill cúp xéo ngược và fủi cầu! còn skill học đường thì hơi nhiều xin kể 1 số như chém xéo cầu , nếu bổ từ bên này sang bên kia thì cầu sẽ đi như thế này / , nghĩa là từ trên xuống , và skill khác như đánh đầu ngược , xéo hoặc thẳng ( cái này hình như cầu lưới 9 tông k cho sử dụng đầu thì fải? o.0) , skill santo cũng nhiều và nét đặc sắc nhất theo em thấy là chiến thuật :D fân bố đội hình cho chuẩn... hnay nói tới đây thôi mai sẽ có cái clip cho ae review ^^
p/s vì đá cầu = lưới công trường nên skill của tụi mình nhìu hơn keke , ai mún giao lưu thì có thê ra nha thi dau hang hai vao sang chu nhat hang tuan

Chủ đề: Luận về chắn

Chắn là một kĩ thuật trong đá cầu chắc bác nào cũng từng nghe tới, tuy nhiên chắn không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi người chắn phải bật nhẩy đúng nhịp với người công thì mới chắn dc quả tấn công của đối phương, ngoài ra còn phải bắt đúng hướng cầu và ép sao cho cầu bật nẩy ngược lại phía sân đối phương...

Vậy trong thực tế có những kĩ thuật chắn nào?

Chắn kiểu truyền thốn
g nhảy lên dùng ngực chắn

Làm sao để có sức bật tốt và cảm giác cầu tốt!!!

Mình xin mạn phép đưa ra một số cách:
1. Sức bật : _nhảy dây bằng 1/2 bàn chân càng nhanh càng tốt (cách này nhẹ nhàng dễ tập)
_Bật cóc tại chỗ hoặc bật di chuyển (mệt đó)
_tìm chỗ có bậc thềm cao khoảng = đầu gối . 1 chân trên thềm 1 chân ở dưới rồi bật lên và đảo chân liên tục (1 lần bật = 1 lần đảo chân) (chỉ bật = 1/2 bàn chân chân ở phía dưới)
2.Cảm giác cầu:_Tập tâng cầu sao cho cầu ở điểm mình muốn cầu tiếp xúc chân cũng ở 1 điểm
_ Tập khống chế cầu ở trên chân (để cầu ở trên chân) (làm wen với tốc độ cầu và giúp ổn định chân)
_Treo cầu ở độ cao nhất định tùy thuộc vào sức bật tập những động tác cắt cầu trên ko
Chúc bạn thành công!!!!!!

Tập xoạc, ép dẻo

Để có thể thuc hiện được các đòn đá như: phát cao chân, quét, úp, vít, santo... đòi hỏi bạn phải xoạc được... cái gì cũng phải khổ luyện mới thành công...
Sau đây là kĩ thuật ép dẻo

Khởi động: Sau khi thực hiện một số động tác làm nóng cơ thể, bạn bắt đầu bước sang các động tác đá vung chân theo các hướng :
Chú ý: Ban phải cố giữ thẳng chân khi đá. Đây là luyện dẻo, không phải luyện đá, làm sao cho các cơ cảm thấy căng là được. Thực hiện khoảng 10-20 lần mỗi động tác, nhiều hơn càng tốt.

Đây là phần rất quan trọng, không bao giờ được bỏ qua.

* Bước 1:
1. Kéo chân ra sau càng mạnh càng tốt, nhớ thả lỏng chân bị kéo. Làm mỗi chân 10-20 lần
2. Ngồi chụm hai bàn chân về phía trước, dùng tay đè hai đầu gối cho chạm xuống đất.(H 1.2a). Khi đã làm được động tác 1.2a thì có thể dùng tay nắm lấy bàn chân, dùng khuỷu tay đè đầu gối và cúi gập người cho đầu chạm xuống đất.

3. Duỗi thẳng chân, cúi người để đầu chạm tới chân. Khi chạm được đầu rồi, thì nắm lấy bàn chân, kéo cho thân vươn về phía trước.

*Bước 2:
1.Xoạc dọc. Một chân trước, một chân sau . Sau khi đã xoạc thẳng được rồi, thì dùng tay cùng phía với chân ở sau nắm vào cổ chân kéo gập chân sau về phía trước, gập người xuống chân trước, xoay người ngang, gập người cho vai chạm xuống đất. Sau đó đổi vị trí hai chân, tập tiếp.

2. Xoạc ngang. Hai chân xoạc sang hai bên. Khi xoạc thẳng rồi, gập người sang hai bên để vai chạm xuống đất.

Dùng tay kéo chân gập chân ra sau gáy. Sau dó nằm ra, dùng đầu đè chân sau gáy, đồng thời duỗi thẳng chân kia xuống. Đổi chân, làm lại động tác trên. Khi tập được động tác này rồi thì sẽ dễ dàng làm được tư thế của ông sư ở hình minh họa.

*Bước 3:
Để một chân lên tường, cố vươn thẳng hai chân. Cúi người ôm sát vào chân, xoay ngang người dùng tay bên đối diện với chân trên tường cầm vào cổ chân trên tường kéo tay và ép người vào cho vai chạm vào tường. Đổi chân, làm lại vài lần. Khi có thể làm động tác này, thì sẽ thoải mái đá được vào mặt bất kì ai, dù người đó có cao tới 2m.

CHÚ Ý : Các động tác càng về sau càng khó, nếu chưa làm được thì đừng cố kẻo bị thương. Tập dần từng bước. Tập được bước sau rồi, mỗi buổi vẫn không được bỏ qua các bước trước, nhất là bước khởi động. Nếu có thời gian thì tập càng lâu càng tốt, không nên tập ngay sau khi ăn vì thức ăn có thể bị ép từ dạ dày ra ngoài.

Bài này post lâu link ảnh bị die rùi, các bạn có thể tham khảo clip sau đây để luyện tập:


YouTube

Gioi thieu ve mon da cau va mot so anh em trong truong

Chào tất cả các thành viên đặc biệt là các mems trong truong trên diễn đàn, m là mems mới cứng trên diễn đàn. . Hiện tại anh em đá cầu phủi Hải Phòng đã thống nhất lập hội đá cầu chinh tại truong THPT Tran Nguyen Han. Thành viên của hội hiện tại gồm chủ yếu là hoc sinh Hội thực tế đã hoạt động từ khá lâu rồi, nhưng chưa có lịch tập cũng như quỹ hội q cách chính thức. Hiện tại thì các thành viên cốt cán đã lên sơ sơ được lịch tập, quỹ hội, sân bãi. M thấy hội cũng chưa được đông mà một số anh em trên 4rum lại có nhiều người tìm hội. M thay mặt cho Hội mời anh em mems Hải Phòng trên diễn đàn tham gia cùng hội để có thể duy trì được hoạt động lâu dài.

- Tên Hội: CLB đá cầu TNH
- Lịch tập trung hiện tại là các buổi chiều T3, T7, Cn (từ 3h-6h ) tại Nhà thi đấu trường ĐH Hàng Hải (Cạnh bể bơi )
- Luật thi đấu áp dụng luật mới 

 Luật đá cầu mới cập nhật, sân đá cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, shuttlecock court

Luật đá cầu mới sửa đổi đã bỏ bớt 1 số thủ tục rườm rà giúp cho vận động viên thi đấu thoải mái và thể hiện dc khả năng phô diễn cao, đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật chân... tuy nhiên điều này cũng gây khó khăn cho 1 số bạn có sở trường là đánh đầu trên lưới...


Một số điểm cần lưu í trong luật mới như sau:


- Khi phát cầu, không phân biệt chuồng và sông có thể phát tùy thích, miễn là qua lưới sang sân là ok hết.

- Ở cuối sân có vạch 2m để đứng phát cầu, người phát cầu phải đứng trong phạm vi 2m đó, nếu dẫm vạch hoặc đứng ra ngoài khu vực 2m sẽ bị vi phạm luật và đối phương sẽ được điểm, đồng đội bên phát cầu phải đứng ngoài khu vực hình chiếu 2m từ cuối sân lên tới lưới (không được chắn đường cầu)

- Trong phạm vi 2m tính từ lưới (hay còn gọi là sông), không được dùng đầu để tấn công sang phần sân đối phương. Bất cứ hình thức nào khi cầu chạm đầu sang đều tính thua (trừ trường hợp khi chắn cầu, cơ thể đứng thẳng, cầu do đối phương tấn công vô tình chạm đầu và ăn điểm thì hợp lệ - đây cũng là tình huống khá nhạy cảm, tùy trọng tài bắt).

- Cầu thủ có thể dùng 3 chạm cách nhau (không liên tiếp) để tấn công.