Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Chọn và bảo quản giày đá cầu như thế nào?

Bên cạnh các yếu tố kỹ chiến thuật và tâm lý, một yếu tố khác cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thi đấu là giày. Nhiều bạn mới tập cầu thường chỉ muốn làm thế nào để tập thành công quả quét, vít, santo… mà quên mất rằng điều đầu tiên khi nhập môn là có một đôi giày phù hợp.

Vậy nên chọn giày như thế nào cho phù hợp? Mời các cao thủ chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn giày cho phù hợp.



Theo hiểu biết của bản thân thì có một số loại giày đã được sử dụng:

Ngày xưa: Giày… da (Chân đất)

Ngày hơi xưa (thế kỷ 20): Giày bata.

Thập kỷ 80 của thể kỷ trước: Giày bata có dán thêm miếng da trên mặt để bắt cầu tốt hơn

Thập kỷ 90: Giày đá cầu bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Ở Hà nội khi đó có hai “nhà cung cấp” giày cho dân đá cầu: Một ở phố Hàng Điếu và một ở cuối phố Thụy Khuê (quen gọi là giày Bưởi), do đó cũng sinh ra hai trường phái khác nhau.

- Giày Hàng Điếu: Được đóng theo form hẹp bề ngang, mũi thuôn và dài, khả năng tấn công tốt nhưng bắt cầu kém. Trừ giày được làm theo đặt hàng riêng thì giày Hàng Điếu sử dụng chất da không tốt bằng giày Bưởi. Dòng này hiện đã tuyệt chủng.
- Giày Bưởi: Đóng theo form rộng bề ngang, hình dáng khá giống mỏ vịt tạo bề mặt rộng, mạnh về bắt cầu.

Hiện nay: Ở Hà nội chỉ còn mỗi Bưởi là nhà cung cấp giày cho dân đá cầu. Hiện nay có thêm một dòng giày được làm ở TP HCM, đã được một số anh em ở Hà nội dùng thử.

Vậy câu hỏi được các anh em mới tham gia đá cầu là:
- Chọn loại giày nào?
- Chiều dài phần thừa ở đầu mũi giày nên chọn như thế nào?
- Nên sử dụng loại tất nào để phù hợp với giày khi đá cầu?
- Bảo quản giày như thế nào?

Mời các bạn cùng thảo luận

1 nhận xét: