Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Hỏi kĩ thuật về santo

Chào bạn!
Thực ra thể trạng không liên quan nhiều đến kỹ thuật cầu nói chung và santo nói riêng (Trừ khi quá mộng năng ). Quan trọng là tập đúng cách và dám liều. Theo như bạn nói thì có thể hình dung bạn tập cầu tĩnh trước đúng không?
Đây là cách tập hoàn toàn hợp lý (mình cũng tập vậy) Còn theo kinh nghiệm tập tô của m thì xin chia sẻ thêm với bạn vài điều.

Tập cầu tĩnh trước mới tập thì để cầu đến khoảng ngang vai rồi tập, sau khi đã làm được độngtác thì nâng dần độ cao lên, Đến khoảng 1 sải tay trên không là đạt. Và bắt đầu chuyển sang luyện cầu di động

Khi thực hiện động tác thì chú ý dùng cả lực của eo và mông ( Vặn đồng thời hai điểm đó thì mới đạt hiệu quả ). Theo như bạn tả có thể bạn đang ở bước đầu tập luyện nên bị khom vùng bụng và bó người là do lực vặn của mông chưa bằng lực của eo nên phần eo sẽ bị cản trở dẫn tới bị gò bó, động tác thực hiện được nh kho thoát.

Đừng để lẫn santo với động tác xoắn cầu (cách gọi miền bắc ). Hai động tác này độc lập và nếu áp dụng lực xoắn để tập san tô thì gần như không thể làm được. Nói cách khác cần gạt ra khỏi đầu động tác xoắn để tập santo từ số 0 sẽ nhanh hơn.

Ai khi tập santo thì hầu hết đều đau vùng háng ( đôi khi là gót chân ) do độ mở của hai chân khi làm động tác ở tốc độ cao gây ra, đó là phổ biến, chúng ta cần tiếp tục tập luyện để các bó cơ quen với động tác, khi cơ thể thích nghi được lập tức sẽ hết đau và dẻo hơn.

Một điều nữa tuy nhỏ nh rất quan trọng đó là tập santo cần kiên trì, kho chủ quan. Kể cả khi đã thực hiện được động tác rồi nhưng ban đầu nếu không tập lại mỗi ngày thì sẽ bị rát cầu, không tìm được điểm vào cầu thậm chí là mất động tác.

Đó là vài chú ý rút ra từ kinh nghiệm bản thân mình khi tập santo. Chúc bạn sớm thành công. (ĐỘng tác santo ngang )

Thân!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét